Bài đọc thứ nhất hôm nay từ sách Công Vụ Các Tông đồ (5:12-16) công hiến chúng ta một sự nhận thức sáng suốt trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi tại Jêrusalem. Luca đã lưu ý sự phát triển mau lẹ của Giáo Hội sơ khai (2:41, 47, 4:4; 6;1,9:31). Trong bài đọc hôm nay từ Công Vụ các Tông Đồ ngài muốn thêm sự kiện là số đông người nữ cũng như như nam đã được rửa tội và trở nên môn đệ (5:14). Những dấu lạ và những sự kỳ diệu là hậu quả rõ ràng của các ân huệ Thần Khí như là “sự làm phép lạ” và “ những sự chữa bệnh” (1 Côrintô 12: 9, 28).
Một hình ảnh rất có tác động mạnh của Phêrô được trình bày cho chúng ta (vs 15-16): ‘Người ta còn khiêng những kẻ ốm đau ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các chung quanh thành Jerusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đèu được chữa lành.”
Cái bóng của Phêrô
Tôi luôn luôn bị xúc động bởi hình ành cái bóng của Phêrô đi ngang qua người bịnh và gây ảnh hưởng. Những người đi ngang qua cái bóng của Phêrô được chữa lành, không phải bởi cái bóng của Phêrô nhưng bởi quyền năng của Thiên Chúa hành động qua Phêrô.
Những phép lạ chữa lành lôi cuốn dân chúng tới Giáo Hội tiên khởi và xác nhận chân lý những huấn giáo của các tông đồ và sự kiện là quyền phép Thiên Chúa ở với các ông. Chúng ta cũng biết rằng những lãnh đạo tôn giáo ganh tị về quyền năng và uy quyền của Chúa Giêsu coi các Tông đồ như là một sự đe dọa liên tiếp và đòi hỏi họ phải được kính trọng. Các Tông Đồ không đòi hỏi mình phải được tôn trong. Mục tiêu của các ông là mang lại sự tôn trọng và cung kính đối với Thiên Chúa. Các Tông đồ đã được sự tôn trọng của dân chúng, không phải tự các ông nài xin, nhưng bởi vì các ông xứng đáng được những sự ấy.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức giữa chúng ta
Khi tôi suy tư về bài đọc một hôm nay, tôi không thể không nhớ tới những hình ảnh rất có tác đông của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi ngài di chuyển giữa hàng trăm ngàn người trong chuyến viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ cách đây hai năm trong tháng này. Người mục tử chân chính, người mô phỏng sự sống của mình theo sự sống Chúa Giêsu, phải thương yêu dân chùng được phó thác cho mình và bắt chước Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã làm sự này rất tốt.
Trong những tuần qua, thế giới đã chứng kiến tai họa và sự đau khổ về sự lạm dụng tình dục trẽ em và sư bùng nổ dễ bị tổn thương trong nhiều xứ châu Âu. Sự lạm dụng này là xấu ác, phá hoại và đầy tội tình.
Một số linh mục và tu sĩ, những người đã hứa bảo vệ, bênh vực và thương yêu trẻ nhỏ đã làm nhục Giáo Hội và xã hội. Một số người đã ra sức trách móc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không hành động, che đậy cách sống và sự vô liêm sĩ trắng trợn trong việc xử lý sự lạm dụng tình dục trẻ em. Quở trách này không đúng, không chấp nhận được, và rất xúc phạm Giáo Hội, những nạn nhân và xã hội nói chung.
Tôi nhớ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức tại Hoa Kỳ cách đây hai năm, với lòng xúc động và cám ơn sâu sắc. Trong chuyến viếng thăm này cái bóng của Phêrô phủ trên America, cũng như nó đã làm bất cứ nơi nào Đức Giáo Hoàng này đã viếng thăm trên năm năm qua. Và cái bóng này, là cái chạm chữa lành của Chúa, phủ trên tất cả chúng ta với lòng thương xót., sự chữa lành và sự hoà bình. Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức đi giữa chúng ta, ngài làm hơn là liên kết với chúng ta. Ngài liên kết. Ngài cổ võ quần chúng. Ngài tỏ lòng can đảm, sự khôn ngoan và lòng thương cảm phi thường.
Các phương tiện không bỏ lỡ ý nghĩa sâu sắc của sự Đưc Thánh Cha gặp gỡ riêng tư đầy xúc động vơi các nạn nhân của việc lạm dụng tình dục giáo sĩ tại Toà Đại Sứ Vatican ở Washington. Đức Giáo Hoàng lúc đó không sợ, bây gìơ vẫn không sợ phải đi vào trong sự đau đớn, sự hỗn mang, sự buồn rầu và sự dữ của cơn khủng hoảng lạm dụng. Ngài cho dân chúng biết rằng ngài nghe và hiểu và Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục hành động ngõ hầu một tai hoạ như thế sẽ không bao giờ lập lại nữa.
Nơi nào có Phêrô nơi đó có Giáo hội.
Một thành ngữ Latin xưa, đầu tiên được Thánh Ambrose sử dụng trong thế kỷ thứ tư, hiện ra trong trí nhớ của tôi vào tháng Tư 2008, trong nhiều lúc thăm viếng lịch sử giáo hoàng tại Hoa Kỳ: Ubi Petrus ibi ecclesia, có nghĩa là: Nơi nào có Phêrô, ở đó có giáo hội. Phêrô ở tại America đã hai năm, và nụ cười dịu hiền của ngài và sự thanh thản hiển nhiên của ngài đốt cháy một quốc gia, một Giáo Hội và một lục địa với niềm hy vọng giữa thái độ hoài nghi, tuyệt vọng, và nhiều người thích thúc đẩy sự chết đến cho một Giáo Hội sống động và trẻ trung. Chỉ thời gian, sư suy tư và cầu nguyện sẽ mạc khải cho biết sự chữa lành từ hai năm sẽ sinh hoa quả cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Một điều chắc chắn: Nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cái bóng của Phêrô phủ trên hàng triều người tại Hoa Kỳ trong năm 2008 và tiếp tục phủ xuống hàng triệu người chung quanh trái đất cho tới ngày nay, cách riêng trên những người bị thương tích và hư hại từ những hành động xấu ác lạm dụng tình dục trẻ em. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng nơi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Phero vẫn ở giữa chúng ta.
Cái chạm tay của Tôma
Truyện Phục Sinh của Gioan (Chương 20-21) là một loạt những sự găp gở giữa Chúa Giêsu và và các môn đệ của Người mặc khải những phản ứng đức tin khác nhau. Hoặc những sự gặp gở này là với Simon Phêrô và người Môn Đệ được Chúa yêu, bà Mary Magdalene, các môn đệ hay là Tôma, toàn thể kịch bản nhắc chúng ta nhớ rằng trong hàng ngủ đức tin có những cấp bậc sẵn sàng khác nhau và những yếu tố khác nhau dẫn đưa dân chúng tới đức tin và giúp họ trở thành những chứng nhân và những thầy dạy.
Truyện của Gioan về Chúa Giêsu và Tôma (John 20:19-31) ghi chú sự hiện ra hậu-phục sinh lần thức nhất của Chúa Giêsu và cung cấp cho chúng ta một kinh nghiệm điển hình của sự nghi nan, tranh đấu và đức tin. Trong đó ẩn nấp kinh nghiệm của mọi người Kitô hữu: tin mà không thấy. Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta có một truyện trong một truyện: sự phân giải những nghi nan của Tôma trong lúc Chúa Giêsu hiện ra hầu an ủi những môn đệ sợ hải. Tôma chỉ tin khi ông nghe Chúa gọi phải tin.
Tôma không phải là một người theo thuyết nghi nan vĩnh viển, cũng không phải là một con người bướng bỉnh, cứng cổ như truyền thống Kitô hữu thường vẻ vời. Tự điển Hy Lạp chuyển dịch tiếng “skepsis” thành “sự nghi nan, mối nghi hoặc, sự do dự, và sự không tin.” Tôma, kẻ nghi ngờ, được phép làm đôi chuyện mà tất cả chúng ta muốn làm. Ngài được phép chạm tay và “kinh nghiệm”, mà đôi khi phương tiện nhân bản con người không thể làm được. Đối với chúng ta điều đó khó hơn. Chúng ta cần bắt đầu với đức tin và lúc đó chạm cách đui mù con đường của chúng ta cho tới trung tâm cuộc đời chúng ta.
Dầu chúng ta biết rất ít về Tôma, hậu cảnh gia đình của ngài và vận mạng của ngài, chúng ta được ban cho một lời gợi ý quan trọng vào trong căn tính của ngài trong từ nguyên học (etymology) của tên ngài trong tiếng Hy Lạp: Tôma (Didymuous trong tiềng Hy Lạp) có nghĩa là “sinh đôi”. Nữa Tôma kia, người sinh đôi của ngài là ai? Chúng ta có thể thấy người sinh đôi của ngài bằng cách xem trong kính soi.
Nữa kia của Tôma là bất cứ ai chiến đấu với sự đau đớn không tin, nghi ngờ và tuyệt vọng, và cho phép sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh làm một sự khác biệt. Khi sự này xảy ra, những ngờ vực tan biến. Tôma và những kẻ sinh đôi của ông khắp thế giới liều mọi sự trong Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu và trở thành những nguồn phúc lành cho những kẻ khác, mặc dầu những nghi ngờ và tuyệt vọng của họ và vì những nghi ngờ và tuyệt vọng của họ.
Chúa nhật về lòng thương xót của Thiên Chúa
Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không phải là một lễ mới được thiết lập để cử hành những mặc khải của Thánh Faustina Kowalka’s (1905-1038). Trên thực tế lễ này không liên hệ chút nào với Thánh Faustina! Đúng hơn lễ này khôi phục một truyền thống phụng vụ xa xưa, phản chiếu trong một huấn giáo gán cho Thánh Augustine về Tuần Bát Phục Sinh, mà ngài gọi là “những ngày thương xót và tha thứ,” và chính ngày thứ Tám “tổng kết những ngày thương xót.”
Chúng ta có phải “thúc ép”một sự liên kết giữa Lòng Thương Xót Chúa và truyện Tin Mừng của Tôma và Chúa Giêsu Phục Sinh? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất là “Tất cả mọi sự!” và cho câu hỏi thứ hai: “Không!” Việc cử hành Chúa Nhật Về Lòng Thương Xót của Chúa không cạnh tranh với, cũng không gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn Mùa Phục Sinh, cũng không lấy đi sự đương đầu đáng sợ với Chúa Phục Sinh trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Nhật về lòng Thương Xót Chúa là ngày Bát Nhật Phục Sinh, đang cử hành tình yêu thương xót của Chúa chói sáng suốt Tam Nhật Phục Sinh và toàn diện mầu nhiệm Phục Sinh.
Trong ngày phong thánh Thánh Faustina ngày 30/4/2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong bài giảng lễ của ngài trước hơn 200.000 người trong Quảng Trường Thánh Phêrô: “Chúa Giêsu cho [các Tông Đồ] thấy tay và cạnh sườn của Người. Tức là, Người chỉ những vết thương của sự Thương Khó, cách riêng vết thường trong con tim của Người, nguồn suối từ đó chảy ra làn sóng lớn lòng thương xót chảy ra trên nhân loại.”
Đã nhiều năm, khi tôi gặp khó khăn trong sự thấy những liên kết nội tại giữa Chúa Nhật thứ Hai Phuc Sinh, lễ thánh quan thầy tôi, Tôma Tông đồ, và những mạc khải của Thánh Faustina, tôi đi ngang qua lời trích dẫn này của Thánh Bernard (Canticle 61, 4-5: PL 183. 2072):” Điếu tôi không thể được tự tôi, tôi chiếm lấy với niềm tin từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa, bởi vì Người đầy lòng thương xót. Sự giáp mặt của Tôma với Chúa Phục Sinh ban cho tôi toàn diện viễn ảnh về ý nghĩa sự thương xót. Lúc đó tôi hiểu rằng ngày nầy cần được lấy làm chủ đề. Bây giờ hơn bao giờ hết trong Giáo hội và thế giới, chúng ta cần lòng thương xót.
Lòng thương xót bên trong sự thương xót bên trong sự thương xót.
Vị mục tử mới nhất của Canada, Giám Mục Donald Bolen thành Saskatoon, được phong chức giám mục ngày 25/3/2010. Giám Mục Bolen, một linh mục Tổng Giáo Phận of Regina tại Tây Canada, và nguyên là viên chức Hội Đồng Giáo Hoàng Hiệp Nhất Kitô hữu tại Vatican, chọn làm khẩu hiệu giám mục của ngài “Mercy within mercy within mercy.”
Trích dẫn này lấy từ sách 1953 của Tôma Merton “Dấu của Jonas,” trong đó Merton có Chúa nói: “Ta đã luôn luôn làm lu mờ Jonas với lòng thương xót trong sự thương xót trong sự thương xót.”
Trong nghi lễ phong chức của ngài nhằm ngày Lễ Truyền Tin năm nay, Giám Mục Bolen nói: “Lời mà Mẹ Maria đón nhận với tiếng ‘fiat’ của Mẹ, Lời nhập thể trong Chúa Giêsu thành Nadareth, Lời Đấng hiến mình hoàn toàn cho chúng ta, cả tới chết, nhưng mà sự chết không thể chứa Lời này: Điều mà Lời nói là lòng thương xót trong sự thương xót trong sự thương xót. Nếu lâu nay có một khẩu hiệu giám mục tổng kết cuộc sống một giám mục, đó là khẩu hiệu này đối với một giám mục trẻ danh tiếng và lãnh đạo của Giáo Hội tại Canada người mô tả lòng thương xót mạnh mẽ!
Khi chúng ta tiếp tục phơi nắng trong ánh sáng rực trên trời của sự phục sinh của Chúa, chúng ta đừng ngưng cầu nguyện cho bóng chữa lành của Phêrô và sự hòa bình phủ trên Giáo Hội, và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những cuộc sống của chúng ta được chìm ngập trong sự thương xót bên trong sự thương xót bên trong sự thương xót.
(Suy niệm của Cha Tôma Rosica, nhân viên đìều hành chính của Tổ Chức các Phương tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng và Mạng Lưới Truyền Hình tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.)
Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
LƯU Ý: Theo thông báo của ban Thánh Nhạc ngày Thánh Mẫu, Quý anh chị em nào không đi tập hát sẽ không được (vé để ) ra khán đài hát t...
-
Ca đoàn chuẩn bị tham gia những ngày Đại Hội Thánh Mẫu (2016). Xin quý ACE cố gắng đến tập hát đông đủ theo lịch của ca đoàn. Đồ dùng ch...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét